Dường như không có một cách quảng bá nào hiệu quả hơn truyền thông qua mạng xã hội. Facebook hay Youtube đang trở thành nơi mà mọi người có thể dễ dàng được chứng kiến và thể hiện sự ngưỡng mộ với những tài năng không đợi tuổi. Một cô bé Connie Talbot chỉ mới 6 tuổi hay cậu bé Greyson 12 tuổi có thể khiến khán giả toàn cầu "choáng váng" chỉ bằng một đoạn video ngắn ghi lại giọng hát của họ được đăng lên mạng, một Susan Boyle đầu tóc bù xù, cử chỉ ngô nghê lại có thể "tấn công" rất nhiều kênh truyền hình, báo mạng bằng giọng hát đầy thuyết phục với I Dreamed A Dream trong chương trình Britain's Got Talented,... Nhiều ca sĩ, vũ công, diễn viên nghiệp dư đã tìm được cơ hội cho mình khi đăng tải những video về tài năng của bản thân lên mạng.
Ở Việt Nam, từ đầu năm 2010 cư dân mạng cũng "chỉ mặt đặt tên" ra nhiều tài năng. Video cô bé Thái Trinh 17 tuổi hồn nhiên, vô tư thể hiện ca khúc The Show của Lenka trở thành đề tài hot trên trang chủ một trang báo giải trí, hay Don Nguyễn (Nguyễn Đức Chung) cùng những video nhái những nghệ sĩ nổi tiếng đã bước ra khỏi xã hội mạng để tham gia vào đời sống giải trí của Việt Nam.
Trong một tuần qua, thêm một sự kiện gây được ấn tượng với các khán giả Việt Nam theo dõi trên Youtube chính là sự xuất hiện 2 đoạn video lấy tên "nhái" rất thú vị: Boys Over Power - The Meteors
Phần 2
Lượng người xem của 2 videos trên đã đạt hơn 100.000 lượt người xem. Đa số các bình luận dành cho 2 video đều là những lời khen ngợi và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự công phu đầu tư về kĩ thuật cho đoạn video.
Hai diễn viên chính của Boys Over Powers
Điểm thu hút người xem chính là khả năng sử dụng những hiệu ứng, kĩ xảo lồng ghép vào các đoạn video tự quay có thể khiến những nhà làm phim của Việt Nam phải ngưỡng mộ vì người thực hiện chỉ đang ở lứa tuổi học trò. Rất nhiều kĩ xảo sấm sét, chưởng lực, biến hình hiếm khi thấy xuất hiện trong các phim Việt Nam được thực hiện khá ổn và khớp rất chuyên nghiệp với diễn xuất của 2 "diễn viên". Thậm chí, kĩ xảo trong phim Ma Trận nổi tiếng cũng được nhóm kĩ thuật thực hiện dàn dựng đưa vào video clip cho thêm phần sống động.
Dưới góc nhìn điện ảnh, ngoài tính giải trí, hai đoạn video với những kĩ xảo khá ấn tượng đã mang lại những "tín hiệu" đáng mừng khi xuất hiện người trẻ đam mê điện ảnh biết ứng dụng những kĩ thuật khó của công nghệ làm phim. Nhưng nếu nhìn 2 đoạn video được đăng tải dưới góc độ xã hội, không hỏi dấy lên một mối lo ngại.
Trong thời gian gần đây, nạn bạo lực học đường là một vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm và lên án. Liệu những học sinh thực hiện những video trên có bị ảnh hưởng bởi những bộ phim hành động bạo lực của Hollywood khi thời lượng dành cho những hành ảnh bạo lực xuất hiện rất nhiều trong cả hai đoạn video, hay đơn thuần đây chỉ là một trò tiêu khiển trong những lúc rảnh rỗi của những bạn trẻ này (?).
Bạn có bất ngờ khi theo dõi 2 đoạn video trên? Hãy chia sẻ quan điểm và bình luận của bạn trong phần bình luận dưới bài viết.
2 Comments:
các hạ thật là pờ dồ ;))
nghĩ sao mà hơn cả Hollywood !!
Post a Comment